Lịch sử Chính tả tiếng Việt

Nguồn gốc ảnh hưởng

Tiếng Việt có quan hệ gần gũi với tiếng Mường, và được xếp vào ngữ chi Việt thuộc nhóm ngôn ngữ Môn – Khmer trong ngữ hệ Nam Á ở khu vực Đông Nam Á hiện nay.[7] Nhóm ngôn ngữ Việt Mường ở thời kỳ khoảng đầu công nguyên là những ngôn ngữ hay phương ngữ không thanh điệu. Về sau, qua quá trình giao thoa với Hoa ngữ, nhất là với các ngữ thuộc ngữ hệ Tai-Kadai vốn có hệ thống thanh điệu phát triển cao, hệ thống thanh điệu trong tiếng Việt xuất hiện và có diện mạo như ngày nay, theo quy luật hình thành thanh điệu. Sự xuất hiện các thanh điệu, bắt đầu khoảng thế kỷ VI thời Bắc thuộc với ba thanh điệu và tăng thành sáu thanh điệu vào khoảng thế kỷ XII thời Nhà Lý.[8] Thanh điệu trở thành một trong các nội dung ảnh hưởng chính tả.

Trong thời Bắc thuộc, tiếng Việt chịu nhiều ảnh hưởng bởi tiếng Trung Quốc, chủ yếu là chữ Hán phồn thể. Trong Bắc thuộc thứ nhất (218 hoặc 179 hoặc 111 TCN40) thuộc Nhà Triệu, Nhà Hán, nước Việt chịu thống trị như một vùng lệ thuộc.[9] Hai Bà Trưng giành độc lập (40 – 43), thua trận trước Phục Ba tướng quân Mã Viện của Lưu Tú, chuyển sang Bắc thuộc thứ hai (43 – 541). Thời này, Thái thú Sĩ Nhiếp cai trị Giao Chỉ (187 – 226), truyền bá chữ Hánđạo Khổng một cách có hệ thống,[10] giai đoạn từ Hán cổ.[11] Sang Bắc thuộc thứ ba (602 – 905) giai đoạn Triều Đường, từ vựng tiếng Hán trung cổ ảnh hưởng tới tiếng Việt là trong giai đoạn này gọi là từ Hán Việt. Về mặt ngôn ngữ, người Việt vẫn nói tiếng Việt và vay mượn số lượng lớn từ ngữ lĩnh vực triết học, chính trịkỹ thuật.[12] Giai đoạn này, sử dụng chữ Hán đồng thời áp dụng chính tả kiểu Hán, chỉ có trong tầng lớp quý tộc và quan chức.

Trung đại tự chủ

Kết thúc Bắc thuộc thứ ba, nước Việt tự chủ, tách khỏi văn hóa Trung Hoa, chữ Nôm ra đời thời Nhà Lý, Nhà Trần để đáp ứng hệ suy nghĩ, đời sống người Việt.[13] Chữ Nôm xây dựng tương tự chữ Hán để ghi chép tiếng Việt, phát triển theo hướng ghi âm, nhằm ghi chép ngày một sát hơn, đúng hơn với tiếng Việt. Đến thế kỷ XVIIIXIX, chữ Nôm đã phát triển tới mức cao, át địa vị chữ Hán. Những tác phẩm chữ Nôm này rất đa dạng với nguồn từ Hàn luật (thơ Nôm theo luật Đường), đến văn tế, truyện thơ lục bát, song thất lục bát, phú, hát nói, tuồng, chèo. Có thể kể đến các tác phẩm như Lời hiểu dụ tướng sĩ[Ghi chú 3] bằng chữ Nôm,[14] khoa thi hương dưới thời Quang Trung (1789) đã có bài thi làm bằng chữ Nôm; Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông), Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm)[15] dạng thơ Hàn luật bát cú hoặc tứ tuyệt;[16] Cung oán ngâm khúc (Nguyễn Gia Thiều), truyện Kiều (Nguyễn Du),[17] Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) dạng lục bát, song thất lục bát chữ Nôm. Chữ Nôm ghi âm tiếng Việt, thể hiện chữ viết theo cách nói, thay đổi ngữ pháp viết tiếng Việt, tiền đề chính tả theo tiếng nói.

Quốc ngữ cận đại

Trang đầu Phép giảng tám ngày in năm 1651 của nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes. Bên trái là chữ Latinh, bên phải là chữ Quốc ngữ.

Vào thế kỷ XVII, trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh, với sự giao lưu với phương Tây, chữ Quốc ngữ (chữ Latinh) được hình thành bởi các tu sĩ Dòng Tên trong quá trình truyền đạo Công giáo tại Việt Nam dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha. Francisco de Pinanhà truyền giáo đầu tiên thông thạo tiếng Việt, ông đã bắt đầu xây dựng phương pháp ghi âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh.[18] Cuối thế kỷ XVIII, tại Đàng Trong diễn ra cuộc chỉnh lý khiến chữ Quốc ngữ hầu như giống với ngày nay.[19] Các giáo hữu Đàng Trong đã biên soạn Từ điển chữ Quốc ngữ, dưới sự điều phối của Giám mục Pierre Pigneau de Behaine.[20] Căn cứ vào bản thảo này, giáo sĩ Jean-Louis Taberd đã biên tập và cho xuất bản năm 1838.[21] Năm 1865, Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên dùng chữ Quốc ngữ ra đời.[22] Thời Pháp thuộc này, giáo dục ngôn ngữ cho người Việt bao gồm chữ Nômchữ Quốc ngữ, dần dần thiên về chữ Quốc ngữ vì đồng văn tự với tiếng Pháp. Ngày 22 tháng 02 năm 1869, Phó Đề đốc Marie Gustave Hector Ohier ký quyết định bắt buộc dùng chữ Quốc ngữ thay thế chữ Hán, chữ Nôm trong các công văn ở Nam Kỳ.[23] Ngày 06 tháng 04 năm 1878, Thống đốc Nam Kỳ Lafont ký quyết định thời gian trong bốn năm (đến năm 1882) phải chuyển hẳn sang chữ Quốc ngữ.[24] Phần chính tả chữ Quốc ngữ chủ yếu về cách viết chữ, sử dụng ký tự tuân theo nguyên tắc chính tả tiếng Phápchính tả tiếng Bồ Đào Nha, thể thức phương Tây trở nên phổ biến nhiều khu vực trên thế giới cùng chiều hướng xâm lược của thực dân phương Tây. Đồng thời, lượng từ vựng được tăng lên gồm phiên âm của ngôn ngữ phương Tây, chủ yếu là từ tiếng Pháp, thường được sử dụng bởi tầng lớp thị dân không thông thạo chữ Hán; chuyển phiên âm phương Tây sang từ Hán Việt, cả hai trở thành vốn từ mượn mới.[25] Chính tả về âm tiết chưa được thống nhất.

Hiện đại ngày nay

Gia Định báo, tờ báo tiếng Việt đầu tiên dùng chữ Quốc ngữ, ra mắt năm 1865.

Nửa đầu thế kỷ XX, với các sự kiện như bỏ khoa cử, thành lập hệ thống dạy học ngôn ngữ, chữ Quốc ngữ dần trở thành văn tự chính phổ biến toàn quốc, được mở rộng phổ biến cùng hoàn thiện nội dung. Có thể kể đến các tổ chức như Đông Kinh Nghĩa Thục, Tự Lực văn đoàn, Hội Trí Tri, Hội Truyền bá Quốc ngữ hoạt động có ảnh hưởng tới ngôn ngữ, riêng Hội Truyền bá giúp cho 70.000 người biết chữ tính đến năm 1945.[26] Chính tả tiếng Việt thời kỳ này có sự khác biệt về cách viết ghi âm, cách dùng ký tự so với bây giờ, ví dụ như tác phẩm Dường kách mệnh[Ghi chú 4] của Nguyễn Ái Quốc, dùng dấu gạch nối trong nhiều từ ghép như tự-do, Việt-Nam, Chính-Phủ. Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, mở Bình dân học vụ chống nạn mù chữ,[27] lấy chữ Quốc ngữ làm văn tự chung.[28][29] Kế tiếp trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, nước Việt chia làm hai, miền BắcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, miền NamViệt Nam Cộng hòa có sự khác nhau về chính tả trong cả phát âm, cách viết ghi âm và ký tự.

Việt Nam thống nhất năm 1975, thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1976. Công tác chuẩn hóa chính tả bắt đầu được tiến hành để hợp nhất sự khác biệt giữa hai miền. Ngày 30 tháng 11 năm 1980, Bộ Giáo dục[Ghi chú 5] và Ủy ban Khoa học Xã hội đã ban hành một số quy định về chính tả tiếng Việt. Ngày 01 tháng 07 năm 1983, Hội đồng Chuẩn hóa chính tả và Hội đồng Chuẩn hóa thuật ngữ đã ban hành quyết nghị về chính tả cùng thuật ngữ tiếng Việt, tập trung tái khẳng định quy định năm 1980, thêm chi tiết, điều chỉnh lại những quy định đó. Năm 1984, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục: Quy định về chính tả tiếng Việt và thuật ngữ tiếng Việt[Ghi chú 6] được ban hành và là quy phạm pháp luật đầu tiên về chính tả tiếng Việt. Trong thời hiện đại, các vấn đề tranh cãi thuộc chính tả tiếng Việt đều đang tồn tại, nhiều đề tài nghiên cứu chính tả. Trong các Từ điển chính tả tiếng Việt được xuất bản, từ điển năm 2020 của Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội phải thu hồi do "thấy quan điểm của tác giả trong một số mục từ chưa phù hợp với chính tả hiện hành".[30] Sự khác nhau những vấn đề về chữ viết, ký tự, và cả cách viết hoa vẫn còn trong nhiều bản viết. Mục tiêu chuẩn hóa chính tả tiếng Việt, hợp nhất chữ viết và đưa vào các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam đang được đặt ra.[31][Ghi chú 7]

Ngày 19 tháng 01 năm 2011, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 01/2011/TT-BNV: Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính[32]; ngày 05 tháng 03 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP Về công tác văn thư.[33] Hai văn bản quy phạm pháp luật này điều chỉnh soạn thảo chính tả văn bản, mang tính ảnh hưởng quyết định đối với chính tả tiếng Việt. Hiện nay, đang tuân thủ Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chính tả tiếng Việt http://www.britannica.com/EBchecked/topic/628547 http://hobieuchanh.com/pages/baiviet/DungVu/Dautie... http://vietlex.com/ngon-ngu-hoc/155-VAN_DE_CHUAN_C... http://www.vietlex.com/ngon-ngu-hoc/53-Dac_diem_cu... http://ttntt.free.fr/archive/Roland4.html http://cungdiendanduong.net/c43/t43-221/to-hich-cu... http://www.tranthutrang.net/writings/blog/2009/12/... http://www.han-nom.org/VanBanHanNom/kieu.pdf http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinh... http://nhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn/tin-tuc/nguoi...